CHỦ ĐỀ MÀU TỐI
Sử dụng giao diện màu tối sẽ chuyển nền của trang web sang màu tối. Giúp bạn có trải nghiệm tốt hơn vào ban đêm. Giao diện này sẽ hạn chế ánh sáng màu xanh khiến bạn mỏi mắt. Chú ý: giao diện chỉ áp dụng trên trình duyệt này.
BẬT CHỦ ĐỀ MÀU TỐI
ĐỪNG QUÊN LIKE FANPAGE EXAM24H
×Exam24h - Đam mê không giới hạn
Tất cả Đề thi thử và Tài liệu ôn thi được đăng tải tại Fanpage. Like Fanpage để được cập nhật nhanh nhất. Có hàng nghìn học sinh đã like Fanpage của Exam24h. Like nào!
Câu 1: Hòa tan hết 3,61 gam hỗn hợp X gồm Fe và kim loại M có hóa trị không đổi bằng dung dịch HCl dư, thu được 2,128 lít H2 (đktc). Nếu cho cùng lượng hỗn hợp X trên tan hết trong dung dịch HNO3 dư thì thu được 1,792 lít khí NO (ở đktc, sản phẩm khử duy nhất). Kim loại M là
A. Mg. B. Zn. C. Cu. D. Al.
Câu 2: Este có tính chất vật lí chung nào sau đây?là chất lỏng hoặc chất rắn (1), tan nhiều trong nước (2), có mùi thơm (3), nhiệt độ sôi thấp hơn axit đồng phân (4), hầu như không tan trong nước (5).
A. (1), (2), (4). B. (1), (3), (5). C. (1), (3), (4), (5). D. (2), (3), (4).
Câu 3: Dẫn khí H2S vào các ống nghiệm chứa các dung dịch riêng biệt sau: ZnCl2, FeCl2, FeCl3, Pb(CH3COO)2, MgSO4, CuSO4. Số trường hợp xuất hiện kết tủa là
A. 4 B. 2 C. 5 D. 3
Câu 4: Phát biểu nào sau đây đúng?
A. “Nước đá khô”, chất được dùng để tạo môi trường lạnh, là CO rắn.
B. Thủy tinh lỏng là dung dịch đặc của Na2SiO3 và K2SiO3.
C. Để khắc chữ lên thuỷ tinh, người ta sử dụng khí flo.
D. Để tạo xốp cho một số loại bánh, người ta thường dùng (NH4)2CO3.
Câu 5: Cho các mệnh đề sau:
(1) Các halogen (F, Cl, Br, I) đều có số oxi hóa từ +1, +3, +5, +7.
(2) F2 chỉ có tính oxi hóa.
(3) F2 đẩy được Cl2 ra khỏi muối NaCl nóng chảy.
(4) Tính axit của các dung dịch halogen hiđric tăng theo thứ tự HF, HCl, HBr, HI.
(5) Các muối AgF, AgCl, AgBr, AgI đều khó tan trong nước.
(6) Tính khử của hiđro halogenua giảm dần theo thứ tự HF, HCl, HBr, HI.
Số mệnh đề đúng là
A. 4 B. 2 C. 5 D. 3
Câu 6: Peptit X mạch hở được cấu tạo bởi 1 loại amino axit (trong phân tử chứa 1 nhóm -COOH và 1 nhóm -NH2). Thủy phân hoàn toàn 0,1 mol X trong dung dịch NaOH (được lấy dư 20% so với lượng phản ứng), cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được 157,5 gam chất rắn khan. Số liên kết peptit trong phân tử X là
A. 14 B. 17 C. 15 D. 16
Câu 7: Thuỷ phân hoàn toàn một tetrapeptit X mạch hở chỉ thu được glyxin và alanin với số mol bằng nhau. Số đồng phân cấu tạo của X thỏa mãn đề bài là
A. 8 B. 2 C. 6 D. 4
Câu 8: Quan sát thí nghiệm ở hình vẽ bên phải:
Khi cho nước vào bình tam giác, có khí tạo thành và màu của dung dịch Br2 nhạt dần rồi mất hẳn. Chất rắn X trong thí nghiệm là
A. CH3COONa. B. CaC2. C. Ca2C D. Al4C3.
Câu 9: Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp X gồm metylamin, đimetylamin và trimetylamin bằng một lượng không khí vừa đủ (chứa O2 và N2 theo tỉ lệ 1:4 về thể tích). Dẫn toàn bộ sản phẩm cháy qua bình đựng P2O5 dư thì thấy khối lượng bình tăng thêm 5,76 gam và thoát ra 37,632 lít khí (ở đktc). Nếu lấy toàn bộ hỗn hợp X trên cho tác dụng với axit HCl dư thì khối lượng muối thu được là:
A. 7,08 gam. B. 14,16 gam. C. 10,62 gam. D. 8,85 gam.
Câu 10: Cho sơ đồ phản ứng X CH3COOH. Mỗi sự chuyển hóa đều có thể được thực hiện bằng 1 phản ứng hóa học. X có thể là
A. CH3COONa, CH3COOC2H5, C2H5OH.
B. CH3COONa, CH3COOC2H5, CH3CHO.
C. CH3COONa, CH3COOC2H5, CH3CCl3.
D. CH3COONa, CH3COOC2H5, CH3COONH4.
Câu 11: Phát biểu nào sau đây sai?
A. Trong công nghiệp có thể chuyển hoá chất béo lỏng thành mỡ rắn.
B. Số nguyên tử hiđro trong phân tử este đơn chức và đa chức luôn là số chẵn.
C. Nhiệt độ sôi của este thấp hơn so với ancol có cùng phân tử khối.
D. Sản phẩm của phản ứng xà phòng hoá chất béo là glixerol và axit béo.
Câu 12: Cho dung dịch của các chất sau: metylamin (1), anilin (2), alanin (3), valin (4) và lysin (5). Các dung dịch làm quì tím chuyển sang màu xanh là
A. chỉ có 1 và 4. B. chỉ có 1, 3 và 4. C. chỉ có 1, 2 và 5. D. chỉ có 1 và 5.
Câu 13: Có thể dùng NaOH để làm khô các chất khí nào sau đây?
A. N2, Cl2, O2, CO2, H2. B. NH3, O2, N2, CH4, H2.C. NH3, SO2, CO, N2, C2H6. D. N2, NO2, CO, CH4, H2.
Câu 14: Trong phòng thí nghiệm, người ta thường bỏ cây đinh sắt vào dung dịch muối Fe2+. Mục đích của việc làm này là để
A. Fe2+ không chuyển thành Fe3+. B. Fe2+ không bị thuỷ phân tạo Fe(OH)2.C. Fe2+ không bị khử thành Fe. D. giảm bớt sự bay hơi của muối.
Câu 15: Hỗn hợp X gồm 2 este đơn chức. Cho 0,05 mol hỗn hợp X tác dụng vừa đủ với dung dịch NaOH, thu được dung dịch Y. Cô cạn dung dịch Y, thu được chất rắn khan Z và phần hơi chứa x mol ancol. Đốt cháy hoàn toàn Z thì thu được 5,28 gam CO2; 3,18 gam Na2CO3 và hơi nước. Giá trị của x là
A. 0,06. B. 0,04. C. 0,01. D. 0,05.
Câu 16: Hỗn hợp Z gồm hiđrocacbon X và chất hữu cơ Y chứa C, H và có 1 nguyên tử O trong phân tử. Tỉ khối hơi của Z so với metan bằng 1,725. Đốt cháy hoàn toàn một lượng Z cần 2,128 lít O2 (đktc), thu được 1,792 lít CO2 (đktc) và 0,9 gam H2O. Cho cùng lượng hỗn hợp Z trên tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3 đun nóng, thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là
A. 15,84. B. 7,20. C. 8,64. D. 11,52.
Câu 17: Dãy nào sau đây chứa các chất đều có thể gây nghiện?
A. Heroin, vacxin, moocphin, cafein. B. Cafein, cocain, vitamin, nicotin. C. Nicotin, ampixilin, moocphin, heroin. D. Cocain, cafein, moocphin, rượu.
Câu 18: Cho hỗn hợp gồm 32,0 gam Fe2O3; 21,6 gam Ag và 32,0 gam Cu vào dung dịch HCl, thu được dung dịch X và 52,0 gam chất rắn không tan Y. Lọc bỏ Y, cho dung dịch AgNO3 dư vào dung dịch X thì thu được m gam kết tủa. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của m là
A. 161,55. B. 177,60. C. 129,15. D. 174,90.
Câu 19: Dẫn từ từ khí CO dư qua hỗn hợp X gồm FeCO3, KNO3, CaCO3, Pb(NO3)2 và BaSO4 nung nóng đến phản ứng hoàn toàn thu được chất rắn Y. Trong Y gồm các chất
A. FeO, KNO3, CaO, Pb và BaO
B. Fe, KNO2, CaO, Pb và BaSO4.
C. FeO, KNO2, CaO, Pb và BaO.
D. Fe, KNO3, CaO, Pb và BaSO4.
Câu 20: Hỗn hợp X gồm tinh bột và glucozơ. Hòa tan m gam X trong nước rồi cho tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3, thu được 2,16 gam Ag. Đun nóng m gam X với H2SO4 loãng, sau đó trung hòa dung dịch bằng NaOH rồi cũng cho tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3, thu được 6,48 gam Ag. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Khối lượng tinh bột trong m gam X là
A. 4,86 gam. B. 3,24 gam. C. 3,60 gam. D. 6,48 gam.
Câu 21: Nung m gam hỗn hợp gồm NH4HCO3 và (NH4)2CO3 đến khi phản ứng hoàn toàn thu được 6,72 lít khí NH3 (đktc) và 5,6 lít khí CO2 (đktc). Giá trị của m là
A. 16,1. B. 20,6. C. 17,75. D. 23,15.
Câu 22: Đốt cháy hoàn toàn 34,0 gam hỗn hợp X gồm 1 ancol đơn chức và 1 este no, đơn chức, mạch hở, thu được 48,4 gam CO2 và 28,8 gam H2O. Mặt khác, nếu đun 34,0 gam hỗn hợp X với 200 ml dung dịch KOH 1,2 M rồi cô cạn dung dịch sau phản ứng thì khối lượng chất rắn khan thu được là
A. 20,16 gam. B. 19,92 gam. C. 23,76 gam. D. 16,32 gam.
Câu 23: Hỗn hợp X gồm hexan, etilen glicol, ancol etylic và ancol propylic, trong đó, số mol hexan bằng số mol etilen glicol. Cho m gam hỗn hợp X tác dụng với Na dư thu được 2,016 lít H2 (đktc). Mặt khác, đốt m gam hỗn hợp X cần 20,832 lít O2 (đktc). Giá trị của m là
A. 11,92. B. 11,175.00 C. 8,94. D. 13,41.
Câu 24: Cho 24,4 gam hỗn hợp X gồm phenol, axit axetic và axit oxalic tác dụng vừa đủ với Na, thu được 4,48 lít khí H2 (đktc) và m gam muối khan. Giá trị của m là
A. 33,6 B. 28,8. C. 33,2 D. 15,6.
Câu 25: Điện phân 200 ml dung dịch hỗn hợp gồm CuSO4 0,5 M và NaCl 0,5 M (điện cực trơ, có màng ngăn giữa 2 điện cực) với cường độ dòng điện là 5A trong thời gian 96 phút 30 giây (hiệu suất điện phân là 100%), thu được dung dịch X. Khối lượng nhôm tối đa có thể hoà tan trong dung dịch X (tạo ra H2) là
A. 1,8 gam. B. 2,7 gam. C. 0,9 gam. D. 8,1 gam.
Câu 26: Cho 4 kim loại X, Y, Z, T. Biết rằng:
(1) Chỉ có X và Z tác dụng được với dung dịch HCl giải phóng H2,
(2) Z đẩy được các kim loại X, Y, T ra khỏi dung dịch muối của chúng,
(3) T + Yn+ → Tn+ + Y.
Thư tự tính khử tăng dần của các kim loại đó là
A. X < Z < Y < T. B. Y < T < X < Z. C. T < Y < X < Z. D. X < Y < Z < T.
Câu 27: Hỗn hợp X gồm CnH2n-1CH2OH, CnH2n-1CHO và CnH2n-1COOH (đều mạch hở, n có giá trị giống nhau trong cả 3 chất). Cho 5,6 gam X tác dụng với dung dịch nước brom dư, sau phản ứng có 17,6 gam brom phản ứng. Mặt khác, cho toàn bộ lượng X trên phản ứng với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3, kết thúc phản ứng thu được 4,32 gam Ag. Phần trăm khối lượng của CnH2n-1CHO trong X là
A. 22,22%. B. 20,00%. C. 26,63%. D. 16,42%.
Câu 28: Dãy các kim loại nào sau đây có thể được điều chế bằng phương pháp điện phân dung dịch muối của chúng bằng điện cực thông thường
A. Cu, Mg, Zn. B. Fe, Ni, Al. C. Ca, Cu, Au. D. Ag, Fe, Cu.
Câu 29: Hỗn hợp X gồm CH4, C3H6 và C2H2. Dẫn 10 gam hỗn hợp X vào bình đựng dung dịch brom dư, khối lượng Br2 phản ứng là 48 gam. Mặt khác, khi dẫn 13,44 lít hỗn hợp khí X (đktc) vào bình đựng lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3, thu được 36 gam kết tủa. Thành phần % về khối lượng của CH4 trong X là
A. 16%. B. 50%. C. 25%. D. 32%.
Câu 30: Đốt cháy hoàn toàn x mol một anđehit X mạch hở tạo ra y mol CO2 và z mol H2O thỏa mãn điều kiện y = x + z. Khi tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3, 1 mol X tạo ra 2 mol Ag. X là anđehit mạch hở và
A. đơn chức, no. B. đơn chức, không no, có 1 liên kết đôi C=C.C. đơn chức, không no, có 2 liên kết đôi C=C. D. hai chức, no.
Đề thi tương tự:
[191]
[105]
[2425]
[4]
[5]
[4]
[14]
[229]
Exam24h Blog - Đề thi, tài liệu tất cả Lĩnh vực
CÁC SẢN PHẨM
Exam24h | Tạo Khóa học | Tạo Đề thi Online | Hỏi và Đáp | Tuyển Sinh
HỢP TÁC NỘI DUNG
Điện thoại: 0815 122 114
E-mail: [email protected]
TRỤ SỞ HOẠT ĐỘNG
Xem bản đồ
Tầng 9, tòa IDS, số 8 đường Phạm Hùng, Phường Mai Dịch, Quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội
ĐỘI NGŨ ADMIN
Trần Đức Hoài, Vũ Văn An, Nguyễn Thị Oanh, Trần Trung Dũng
LIÊN HỆ QUẢNG CÁO
Hotline:0815 122 114 ( Mr. Hoài) 0984.126.141 (Mr. An)
E-mail: [email protected]
Bản quyền © 2015-2023 bởi Exam24h