BLOG

CHỦ ĐỀ MÀU TỐI

Sử dụng giao diện màu tối sẽ chuyển nền của trang web sang màu tối. Giúp bạn có trải nghiệm tốt hơn vào ban đêm. Giao diện này sẽ hạn chế ánh sáng màu xanh khiến bạn mỏi mắt. Chú ý: giao diện chỉ áp dụng trên trình duyệt này.

BẬT CHỦ ĐỀ MÀU TỐI

ĐỪNG QUÊN LIKE FANPAGE EXAM24H

×

Tất cả Đề thi thử và Tài liệu ôn thi được đăng tải tại Fanpage. Like Fanpage để được cập nhật nhanh nhất. Có hàng nghìn học sinh đã like Fanpage của Exam24h. Like nào!

Đề Thi Thử Trên Trang Viettelstudy Lần 12

Exam24h Vật Lý
Đăng Bởi: Exam24h BlogNgày: 29/05/2015
Tổng Số Bình Luận: 0
Chuyên Mục: Đề thi thử
Mỗi lần Viettelstudy ra đề thi là mình lại hào hứng. Mình thích cách ra đề của Viettel. Vừa mới đây, ngày 28/05/2015 ViettelStudy tổ chức kỳ thi thử lần 12. Lần thứ 11 và các lần trước các bạn có thể tham khảo thêm tại đây. Tất cả mình đã đưa đề thi về dạng đề chuẩn có kèm đáp án để các bạn không có điều kiện thi thử Online có thể tải về và in ra giấy… Hi vọng rằng đề thi này tiếp tục nhận được sự ủng hộ của các bạn.
Đề thi thử trên trang viettelstudy Lần 12

Một số câu trong đề thi thử:

Câu 25: Có bao nhiêu amin bậc một, có mạch cacbon phân nhánh là đồng phân cấu tạo của nhau ứng với công thức phân tử C4H11N
A. 4       B. 1     C. 2     D. 3
Câu 26: Phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Saccarozơ làm mất màu nước brom.
B. Glucozơ bị khử bởi dung dịch AgNO3 trong NH3
C. Xenlulozơ có cấu trúc mạch phân nhánh.
D. Amilopectin có cấu trúc mạch phân nhánh.
Câu 27: Thực hiện các thí nghiệm sau
(a) Cho dung dịch HCl vào dung dịch Fe(NO3)2.
(b) Cho FeO vào dung dịch HNO3 loãng dư.
(c) Cho dung dịch HNO3 đặc nguội vào dung dịch FeCl2.
(d) Cho Fe2O3 vào dung dịch HNO3 đặc nóng.
(e) Cho dung dịch AgNO3 vào dung dịch FeCl3.
(f) Cho dung dịch KHSO4 vào dung dịch Fe(NO3)3.
(g) Cho Fe3O4 vào dung dịch HNO3 đặc nguội.
Trong các thí nghiệm trên, số thí nghiệm xảy ra phản ứng oxi hoá – khử là
A. 3      B. 4     C. 5     D. 6
Câu 28: Đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol hỗn hợp X gồm stiren, etylbenzen và p-xilen thu được CO2 và nước. Hấp thụ hoàn toàn sản phẩm cháy bằng 500 ml dung dịch NaOH 2M được dung dịch Y. Khối lượng kết tủa thu được khi cho dung dịch BaCl2 dư vào dung dịch Y là
A. 19,7 gam.    B. 59,1 gam.    C. 39,4 gam.   D. 157,6 gam.
Câu 29: Kim loại nào sau đây tan hết trong nước dư ở nhiệt độ thường?
A. Nhôm.            B. Kali.            C. Crom.  D. Thiếc.
 
Câu 31: Một pin điện có thể được thiết lập bằng cách cắm hai kim loại khác nhau vào một quả chanh và nối chúng bằng một dây dẫn. Nếu trong mạch có Volt kế, ta có thể xác định được suất điện động của pin. Trong mạch, cực âm của Volt kế được nối với kim loại hoạt động hơn, kim loại đó được gọi là anot. Kim loại còn lại là catot. Sự khác nhau về độ hoạt động của hai kim loại càng lớn thì suất điện động hình thành sẽ càng lớn. Một học sinh đã kiểm tra một vài sự kết hợp giữa các kim loại, và ghi lại bảng kết quả sau:
Đề thi thử trên trang viettelsudy lần 12
Dựa trên kết quả của học sinh trên, thứ tự giảm dần độ hoạt động của các kim loại là
A. M, F, E, A, N.            B. N, A, E, F, M.        C. M, E, F, N, A.        D. N, A, F, E, M.
Câu 32: Cho 35,5 gam hỗn hợp gồm muối sunfit và hiđrosunfit của cùng một kim loại kiềm tác dụng với dung dịch HCl cho tới khi khí ngừng thoát ra, thể tích khí thu được (ở đktc) là 5,6 lít. Kim loại kiềm này có mặt trong loại hợp chất nào sau đây
A. criolit.    B. cacnalit.      C. đolomit.      D. soda khan.
Câu 33: Chất nào sau đây được dùng để điều chế ancol etylic bằng phương pháp sinh hóa?
A. Tinh bột.   B. C4H10C. CH3CHO.  D. C2H4.
Câu 34: Cho 5,8 gam hỗn hợp X có số mol là 0,1 mol gồm hai ancol no, mạch hở (có số lượng nhóm hiđroxi hơn kém nhau 1 đơn vị), tác dụng với Na (dư), thu được 1,568 lít hiđro (đktc). Hai ancol trên là
A. CH3OH và C2H4(OH)2.     B. C3H7OH và C3H6(OH)2.C. CH5OH và C3H6(OH)2.          D. C3H7OH và C2H4(OH)2.
Câu 35: Cho các chất và hỗn hợp sau:
1) CH3CH(NH2)COOH
2) HOCH2CH2COOH
3) H2NCH2(CH2)3CH2COOH
4) C2H4(OH)2 và p-C6H4(COOH)2
5) (CH2)6(NH2)2 và (CH2)4(COOH)2
Số chất và hỗn hợp có khả năng tham gia phản ứng trùng ngưng là
A. 2          B. 3     C. 4     D. 5
Câu 36: Trường hợp nào sau đây không xảy ra phản ứng hoá học?
A. Cho CrO3 vào etanol tuyệt đối.
B. Cho phèn chua: KAl(SO4)2.12H2O vào dung dịch Na2CO3.
C. Sục khí Cl2 vào dung dịch Na2Cr2O7.
D. Cho bột nhôm vào dung dịch H2SO4 loãng, nguội.
Câu 37: Điện phân (với điện cực trơ) một dung dịch gồm CaBr2 và Fe2(SO4)3 có cùng số mol, đến khi ở catot xuất hiện bọt khí thì ngừng điện phân. Trong cả quá trình điện phân trên, sản phẩm thu được ở anot là
A. Br2 và H2.       B. Br2 và O2.   C. H2 và O2.    D. chỉ có Br2.
Câu 38: Cho m gam bột Fe vào 250ml dung dịch CuSO4 0,48M, sau một thời gian phản ứng thu được 9,20 gam hỗn hợp chất rắn X và dung dịch Y. Lọc tách X, rồi thêm 5,96 gam bột Mg vào Y, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 9,96 gam chất rắn Z. Giá trị của m là
A. 8,4.           B. 8,96.           C. 5,6.          D. 11,2.
Câu 39: Trong số các chất: phenylamoni clorua, anlyl clorua, natri phenolat, benzyl clorua, phenyl clorua, phenyl benzoat, tơ nilon-7, propyl clorua, ancol etylic, glyxin, đipeptit Ala−Val, o-crezol, số chất phản ứng được với dung dịch KOH loãng, đun nóng là
A. 8        B. 7     C. 10   D. 9
Câu 41: Hình vẽ sau đây mô tả sự hiện diện của các vi hạt trong dung dịch ở 25°C dưới áp suất khí quyển.

Đề thi thử trên trang viêttelstudy lần 12
Dung dịch chứa trong các cốc A, B, C lần lượt là
A. NaOH, HF, C2H5OH.        B. CH3COOH, NaOH, H2O.C. C2H5OH, HCl, CH3COOH.  D. NaCl, H2S, HNO3.
Câu 42: Chất dễ bị thăng hoa khi đun nóng là
A. Cr2O3.       B. AlCl3.         C. Al2(SO4)3.   D. NaCl.
Câu 43: Đun nóng chất H2NCH2CONHCH(CH3)CONHCH2COOH trong dung dịch HCl (dư), sau khi các phản ứng kết thúc thu được sản phẩm là
A. H2NCH2COOH, H2NCH2CH2COOH.
B. H2NCH2COOH, H2NCH(CH3)COOH.
C. Cl-H3N+CH2COOH, Cl-H3N+CH2CH2COOH.
D. Cl-H3N+CH2COOH, Cl-H3N+CH(CH3)COOH.
Câu 44: Kết luận nào sau đây không đúng?
A. Các thiết bị máy móc bằng kim loại tiếp xúc với hơi nước ở nhiệt độ cao có khả năng bị ăn mòn hoá học.
B. Một miếng vỏ đồ hộp làm bằng sắt tây (sắt tráng thiếc) bị xây xát tận bên trong, để trong không khí ẩm thì thiếc sẽ bị ăn mòn trước.
C. Gắn các miếng kẽm vào phía ngoài vỏ tàu thuỷ bằng thép (phần chìm trong nước biển) thì vỏ tàu thuỷ sẽ được bảo vệ.
D. Để đồ vật bằng thép ra ngoài không khí ẩm thì đồ vật đó sẽ bị ăn mòn điện hoá.
Đề thi tương tự:

Một số đề nên tham khảo:

Xem chi tiết tệp tin PDF:


Tải về tệp tin PDF:

TẢI VỀ MÁY
THI THỬ ONLINE
Nếu không tải được bằng link phía trên, quý thầy cô và các em Học sinh có thể tải về bằng các link dự phòng sau: Link Dropbox | Link Google Drive

Like Fanpage Exam24h để cập nhật Tài liệu và Đề thi mới nhất!

Chia Sẻ Lên Mạng Xã Hội

Bài Viết Liên Quan

BẢNG XẾP HẠNG

CHUYÊN MỤC

EQ

[4]

Exam24h © 2019
LIÊN HỆ

Exam24h Blog - Đề thi, tài liệu tất cả Lĩnh vực

CÁC SẢN PHẨM

Exam24h | Tạo Khóa học | Tạo Đề thi Online | Hỏi và Đáp | Tuyển Sinh

HỢP TÁC NỘI DUNG

Điện thoại: 0815 122 114

E-mail: [email protected]

TRỤ SỞ HOẠT ĐỘNG

Xem bản đồ

Tầng 9, tòa IDS, số 8 đường Phạm Hùng, Phường Mai Dịch, Quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội

ĐỘI NGŨ ADMIN

Trần Đức Hoài, Vũ Văn An, Nguyễn Thị Oanh, Trần Trung Dũng

LIÊN HỆ QUẢNG CÁO

Hotline:0815 122 114 ( Mr. Hoài) 0984.126.141 (Mr. An)

E-mail: [email protected]

Bản quyền © 2015-2023 bởi Exam24h