BLOG

CHỦ ĐỀ MÀU TỐI

Sử dụng giao diện màu tối sẽ chuyển nền của trang web sang màu tối. Giúp bạn có trải nghiệm tốt hơn vào ban đêm. Giao diện này sẽ hạn chế ánh sáng màu xanh khiến bạn mỏi mắt. Chú ý: giao diện chỉ áp dụng trên trình duyệt này.

BẬT CHỦ ĐỀ MÀU TỐI

ĐỪNG QUÊN LIKE FANPAGE EXAM24H

×

Tất cả Đề thi thử và Tài liệu ôn thi được đăng tải tại Fanpage. Like Fanpage để được cập nhật nhanh nhất. Có hàng nghìn học sinh đã like Fanpage của Exam24h. Like nào!

16 Phương Pháp Và Kĩ Thuật Giải Nhanh Hóa Học

Exam24h Vật Lý
Đăng Bởi: Exam24h BlogNgày: 31/07/2015
Tổng Số Bình Luận: 28
Chuyên Mục: Tài Liệu Ôn Thi Môn Hóa Học
Cuốn sách 16 Phương Pháp Và Kĩ Thuật Giải Nhanh Các Bài Tập Trắc Nghiệm Hóa Học là một tài liệu vô cùng hữu ích. Nó giúp các em học sinh có một tư duy mới, một cái nhìn mới thay thế cái nhìn cũ  kĩ. Giải theo phương pháp tự luận trước đây cách giải rất dài dòng và phức tạp thì giờ đây với những phương pháp mới, các bài tập đó được giải một cách ngắn gọn nhất, nhanh nhất. Hi vọng rằng cuốn sách là cánh tay đắc lực cho các em học sinh ôn thi THPT Quốc Gia và các kỳ thi khác.

I. Thông tin tài liệu:

1. Tác Giả: Phạm Hữu Bằng (Chủ Biên)
2. Loại tệp: PDF Miễn Phí
3. Dung lượng: 2.58MB
4. Số trang: 182 trang.

II. Trích đoạn tài liệu

A. Phương Pháp Bảo Toàn Khối lượng
1. Nội dung phương pháp
– Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng (BTKL): “ Tổng khối lượng các chất tham gia phản
ứng bằng tổng khối lượng các chất sản phẩm”
Điều này giúp ta giải bài toán hóa học một cách đơn giản, nhanh chóng
Xét phản ứng: A + B → C + D
Ta luôn có: mA + mB = mC + mD (1)
* Lưu ý: Điều quan trọng nhất khi áp dụng phương pháp này đó là việc phải xác định đúng
lượng chất (khối lượng) tham gia phản ứng và tạo thành (có chú ý đến các chất kết tủa, bay hơi,
đặc biệt là khối lượng dung dịch).
2. Các dạng bài toán thường gặp
Hệ quả 1: Biết tổng khối lượng chất ban đầu ↔ khối lượng chất sản phẩm
Phương pháp giải: m(đầu) = m(sau) (không phụ thuộc hiệu suất phản ứng)
Hệ quả 2: Trong phản ứng có n chất tham gia, nếu biết khối lượng của (n – 1) chất thì ta dễ
dàng tính khối lượng của chất còn lại.
Hệ quả 3: Bài toán: Kim loại + axit → muối + khí
m (muối) = m (kim loại)+ m (anion tạo muối)
– Biết khối lượng kim loại, khối lượng anion tạo muối (tính qua sản phẩm khí) → khối
lượng muối
– Biết khối lượng muối và khối lượng anion tạo muối → khối lượng kim loại
– Khối lượng anion tạo muối thường được tính theo số mol khí thoát ra:
• Với axit HCl và H2SO4 loãng
+ 2HCl → H2 nên 2Cl− ↔ H2
+ H2SO4 → H2 nên SO42− ↔ H2
• Với axit H2SO4 đặc, nóng và HNO3: Sử dụng phương pháp ion – electron (xem thêm
phương pháp bảo toàn electron hoặc phương pháp bảo toàn nguyên tố)
Hệ quả 3: Bài toán khử hỗn hợp oxit kim loại bởi các chất khí (H2, CO)
Sơ đồ: Oxit kim loại + (CO, H2) → rắn + hỗn hợp khí (CO2, H2O, H2, CO)
Bản chất là các phản ứng: CO + [O] → CO2
H2 + [O] → H2O
⇒ n[O] = n(CO2) = n(H2O) → m = m – m[O]
3. Đánh giá phương pháp bảo toàn khối lượng.
Phương pháp bảo toàn khối lượng cho phép giải nhanh được nhiều bài toán khi biết quan
hệ về khối lượng của các chất trước và sau phản ứng.
Đặc biệt, khi chưa biết rõ phản ứng xảy ra hoàn toàn hay không hoàn toàn thì việc sử
dụng phương pháp này càng giúp đơn giản hóa bài toán hơn.
Phương pháp bảo toàn khối lượng thường được sủ dụng trong các bài toán nhiều chất.
4. Các bước giải.
– lập sơ đồ biến đổi các chất trước và sau phản ứng.
– Từ giả thiết của bài toán tìm ∑ m = ∑ m (không cần biết phản ứng là hoàn toàn hay
không hoàn toàn)
– Vận dụng định luật bảo toàn khối lượng để lập phương trình toán học, kết hợp dữ kiện khác
để lập hệ phương trình toán.
– Giải hệ phương trình.
B. Phương Pháp Tăng Giảm Khối Lượng
1. Nội dung phương pháp
– Mọi sự biến đổi hóa học (được mô tả bằng phương trình phản ứng) đều có liên quan đến sự
tăng hoặc giảm khối lượng của các chất.
+ Dựa vào sự tăng hoặc giảm khối lượng khi chuyển 1 mol chất X thành 1 hoặc nhiều mol
chất Y (có thể qua các giai đoạn trung gian) ta dễ dàng tính được số mol của các chất và ngược
lại, từ số mol hoặc quan hệ về số mol của 1 các chất mà ta sẽ biết được sự tăng hay giảm khối
lượng của các chất X, Y.
+ Mấu chốt của phương pháp là: * Xác định đúng mối liên hệ tỉ lệ mỗi giữa các chất đã biết
(chất X) với chất cần xác định (chất Y) (có thể không cần thiết phải viết phương trình phản ứng,
mà chỉ cần lập sơ đồ chuyển hóa giữa 2 chất này, nhưng phải dựa vào ĐLBT nguyên tố để xác
định tỉ lệ mỗi giữa chúng).
* Xem xét khi chuyển từ chất X thành Y (hoặc ngược lại)
thì khối lượng tăng lên hay giảm đi theo tỉ lệ phản ứng và theo đề cho.
* Sau cùng, dựa vào quy tắc tam suất, lập phương trình
toán học để giải.
2. Các dạng bài toán thường gặp
Bài toán 1: Bài toán kim loại + axit (hoặc hợp chất có nhóm OH linh động) → muối + H2
2M + 2nHX → 2MX
n + nH2 (l)
2M + nH2SO4 → M2(SO4)n + nH2 (2)
2R(OH)n + 2nNa → 2R(ONa)n + nH2 (3)
Từ (l), (2) ta thấy: khối lượng kim loại giảm vì đã tan vào dung dịch dưới dạng ion, nhưng nếu
cô cạn dung dịch sau phản ứng thì khối lượng chất rắn thu được sẽ tăng lên so với khối lượng
kim loại ban đầu, nguyên nhân là do có anion gốc axit thêm vào.
Từ (3) ta thấy: khi chuyển 1 một Na vào trong muối sẽ giải phóng 0,5 mol H2 tương ứng với sự
tăng khối lượng là ∆m↑ = MRO. Do đó, khi biết số mol H2 và ∆m↑ => R.
3. Đánh giá phương pháp tăng giảm khối lượng
– Phương pháp tăng giảm khối lượng cho phép giải nhanh được nhiều bài toán khi biết quan
hệ về khối lượng và tỉ lệ mỗi của các chất trước và sau phản ứng.
– Đặc biệt, khi chưa biết rõ phản ứng xảy ra là hoàn toàn hay không hoàn toàn thì việc sử
dụng phương pháp này càng giúp đơn giản hóa bài toán hơn.
– Các bài toán giải bằng phương pháp tăng giảm khối lượng đều có thể giải được theo
phương pháp bảo toàn khối lượng, vì vậy có thể nói phương pháp tăng giảm khối lượng và bảo
toàn khối lượng là 2 anh em sinh đôi. Tuy nhiên, tùy từng bài tập mà phương pháp này hay
phương pháp kia sẽ là ưu việt hơn.
– Phương pháp tăng giảm khối lượng thường được sử dụng trong các bài toán hỗn hợp nhiều
chất.
4. Các bước giải.
– Xác định đúng một quan hệ tỷ lệ mỗi giữa chất cần tìm và chất đã biết (nhờ vận dụng
ĐLBTNL).
– Lập sơ đồ chuyển hoá của 2 chất này.
– Xem xét sự tăng hoặc giảm của ∆M và ∆m theo phương trình phản ứng và theo dữ kiện bài
toán
– Lập phương trình toán học để giải.
Một số tài liệu liên quan

III. Xem chi tiết tài liệu


Nhóm Admin gợi ý tới bạn một tài liệu được rất nhiều bạn học sinh trên cả nước tìm kiếm trong thời gian vừa qua. Tài liệu Bài tập Polime và vật liệu Polime tại Blog Hóa Học hoàn toàn miễn phí. Các bạn cùng ghé thăm tài liệu để tải về nhé!
Tài liệu 16 Phương Pháp Và Kĩ Thuật Giải Nhanh Các Bài Tập Trắc Nghiệm Hóa Học ở định dạng PĐF để thuận tiện cho việc in ấn của quý thầy cô và các em học sinh.


Tải về tệp tin PDF:

TẢI VỀ MÁY
THI THỬ ONLINE
Nếu không tải được bằng link phía trên, quý thầy cô và các em Học sinh có thể tải về bằng các link dự phòng sau: Link Dropbox | Link Google Drive

Like Fanpage Exam24h để cập nhật Tài liệu và Đề thi mới nhất!

Chia Sẻ Lên Mạng Xã Hội

BẢNG XẾP HẠNG

CHUYÊN MỤC

EQ

[4]

Exam24h © 2019
LIÊN HỆ

Exam24h Blog - Đề thi, tài liệu tất cả Lĩnh vực

CÁC SẢN PHẨM

Exam24h | Tạo Khóa học | Tạo Đề thi Online | Hỏi và Đáp | Tuyển Sinh

HỢP TÁC NỘI DUNG

Điện thoại: 0815 122 114

E-mail: [email protected]

TRỤ SỞ HOẠT ĐỘNG

Xem bản đồ

Tầng 9, tòa IDS, số 8 đường Phạm Hùng, Phường Mai Dịch, Quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội

ĐỘI NGŨ ADMIN

Trần Đức Hoài, Vũ Văn An, Nguyễn Thị Oanh, Trần Trung Dũng

LIÊN HỆ QUẢNG CÁO

Hotline:0815 122 114 ( Mr. Hoài) 0984.126.141 (Mr. An)

E-mail: [email protected]

Bản quyền © 2015-2023 bởi Exam24h