BLOG

CHỦ ĐỀ MÀU TỐI

Sử dụng giao diện màu tối sẽ chuyển nền của trang web sang màu tối. Giúp bạn có trải nghiệm tốt hơn vào ban đêm. Giao diện này sẽ hạn chế ánh sáng màu xanh khiến bạn mỏi mắt. Chú ý: giao diện chỉ áp dụng trên trình duyệt này.

BẬT CHỦ ĐỀ MÀU TỐI

ĐỪNG QUÊN LIKE FANPAGE EXAM24H

×

Tất cả Đề thi thử và Tài liệu ôn thi được đăng tải tại Fanpage. Like Fanpage để được cập nhật nhanh nhất. Có hàng nghìn học sinh đã like Fanpage của Exam24h. Like nào!

Tổng Hợp 1500 Câu Hỏi Trắc Nghiệm Hóa Học

Exam24h Vật Lý
Đăng Bởi: Exam24h BlogNgày: 14/05/2015
Tổng Số Bình Luận: 2
Chuyên Mục: Tài Liệu Ôn Thi Môn Hóa Học
Thông tin tài liệu:

Một số câu trong tài liệu:

Câu 1: Nguyên tử là phần tử nhỏ nhất của chất và
A. không mang điện. B. mang điện tích âm.
C. mang điện tích dương. D. có thể mang điện hoặc không mang điện.
Câu 2: Nguyên tố hoá học là
A. những nguyên tử có cùng số khối. B. những nguyên tử có cùng điện tích hạt nhân.
C. những nguyên tử có cùng số nơtron. D. những phân tử có cùng số proton.
Câu 3: Đồng vị là những
A. nguyên tố có cùng số proton nhưng khác nhau về số nơtron.
B. nguyên tử có cùng số proton nhưng khác nhau về số nơtron.
C. phân tử có cùng số proton nhưng khác nhau về số nơtron.
D. chất có cùng số proton nhưng khác nhau về số nơtron.
Câu 4: Một nguyên tử R có tổng số hạt mang điện và không mang điện là 34, trong đó số hạt mang điện gấp 1,833 lần số hạt
không mang điện. Cấu hình electron của R là
A. 1s22s22p63s2. B. 1s22s22p63s1. C. 1s22s22p63s23p1. D. 1s22s22p63s23p2.
Câu 5: Tổng số hạt proton, nơtron, electron trong 2 nguyên tử kim loại A và B là 142, trong đó tổng số hạt mang điện nhiều
hơn tổng số hạt không mang điện là 42. Số hạt mang điện của nguyên tử B nhiều hơn của nguyên tử A là 12. A và B lần lượt

A. Ca và Fe. B. Mg và Ca. C. Fe và Cu. D. Mg và Cu.
Câu 6: Tổng số hạt mang điện trong anion AB3 2– là 82. Số hạt mang điện của nguyên tử A nhiều hơn của nguyên tử B là 16.
Anion đó là
A. CO32-.         B. SiO32-.          C. SO32–.        D. SeO32-.
Câu 7: Cation R+ có cấu hình e lớp ngoài cùng là 3p6. Cấu hình electron đầy đủ của R là
A. 1s22s22p63s23p6. B. 1s22s22p63s23p5. C. 1s22s22p63s23p64s1. D. 1s22s22p63s23p63d1.
Câu 8: Đồng vị của M thoả mãn điều kiện số proton: số nơtron = 13:15 là
A.55M. B. 56M. C. 57M. D. 58M.
Câu 9: Hợp chất X có công thức RAB3. Trong hạt nhân của R, A, B đều có số proton bằng số nơtron. Tổng số proton trong 1
phân tử X là 50. Công thức phân tử của X là
A. CaCO
3. B. CaSO3. C. MgCO3. D. MgSO3.
Câu 10: Cho biết sắt có số hiệu nguyên tử là 26. Cấu hình electron của ion Fe2+ là
A. 1s22s22p63s23p63d54s1. B.1s22s22p63s23p64s23d4.
C.1s22s22p63s23p63d6. D. 1s22s22p63s23p63d5.
Câu 11: Tổng số p, n, e trong nguyên tử của nguyên tố X là 10. Số khối của nguyên tố X là
A. 3. B. 4 C. 6. D. 7.
Câu 12: Trong tự nhiên oxi có 3 đồng vị là 168O; 178O; 188O; cac bon có 2 đồng vị là 126C; 136C. Số phân tử CO2 có thể được tạo
thành từ các đồng vị trên là
A. 6. B. 9 C. 12. D. 18.
Câu 13: Các ion Na+, Mg2+, O2-, F- đều có cấu hình electron là 1s22s22p6. Thứ tự giảm dần bán kính của các ion trên là
A. Na+ > Mg2+ > F- > O2-. B. Mg2+ > Na+ > F- > O2-.
C. F- > Na+ > Mg2+ > O2-. D. O2-> F- > Na+ > Mg2+.
Câu 14: X và Y là 2 nguyên tố thuộc 2 chu kỳ kế tiếp nhau trong cùng 1 phân nhóm chính của bảng HTTH. Tổng số
proton trong hạt nhân nguyên tử của X và Y là 32. X và Y là
A. O và S. B. C và Si. C. Mg và Ca. D. N và P.
Câu 15:Trong mỗi chu kỳ, theo chiều tăng của điện tích hạt nhân nguyên tử thì bán kính nguyên tử và độ âm điện tương
ứng biến đổi là
A. tăng, giảm. B. tăng, tăng. C. giảm, tăng. D. giảm, giảm.
Câu 16: Tổng số hạt trong 1 nguyên tử của nguyên tố X là 40. Cấu hình e của X là
A. 1s22s22p63s2. B. 1s22s22p63s1. C. 1s22s23p63s23p1. D. 1s22s22p63s23p1.
Câu 17: Trong dãy: Mg – Al – Au – Na – K, tính kim loại của các nguyên tố
A. tăng dần. B. mới đầu tăng, sau đó giảm.
C. giảm dần. D. mới đầu giảm, sau đó tăng.
Câu 18: Trong dãy N – As – Te – Br – Cl, tính phi kim của các nguyên tố
A. tăng dần. B. mới đầu tăng, sau đó giảm.
C. giảm dần. D. mới đầu giảm, sau đó tăng.
Câu 19: Số proton, nơtron và electron trong nguyên tử của một đồng vị tự nhiên phổ biến nhất của clo tương ứng là
A. 17, 18 và 17. B. 17, 19 và 17. C. 35, 10 và 17. D. 17, 20 và 17.
Câu 20: Anion X2- có cấu hình electron ngoài cùng là 3p6. Vị trí của X trong bảng HTTH là
A. ô 18, chu kỳ 3, nhóm VIIIA. B. ô 16, chu kỳ 3, nhóm VIA.
C. ô 20, chu kỳ 4, nhóm IIA. D. ô 18, chu kỳ 4, nhóm VIA.
Câu 21: Lai hoá sp2 là sự tổ hợp tuyến tính giữa
A. 1 orbital s với 2 orbital p tạo thành 3 orbital lai hoá sp2.
B. 2 orbital s với 1 orbital p tạo thành 3 orbital lai hoá sp2.
C. 1 orbital s với 3 orbital p tạo thành 3 orbital lai hoá sp2.
D. 1 orbital s với 1 orbital p tạo thành 3 orbital lai hoá sp2.
Câu 22: Nguyên tử A trong phân tử AB2 có lai hoá sp2. Góc liên kết BAB có giá trị là
A. 90O. B. 120O. C. 109O28/. D. 180O.
Câu 23: X và Y là hai nguyên tố thuộc hai nhóm A kế tiếp nhau trong bảng HTTH, Y ở nhóm V, ở trạng thái đơn chất
X và Y phản ứng đ−ợc với nhau. Tổng số proton trong hạt nhân nguyên tử của A và B là 23. X và Y lần lượt là
A. O và P. B. S và N. C. Li và Ca. D. K và Be.
Câu 24: Các ion O2-, F- và Na+ có bán kính giảm dần theo thứ tự
A. F- > O2- > Na+. B. O2- > Na+ > F-.
C. Na+ >F- > O2-. D. O2- > F- > Na+.
Câu 25: Hợp chất A có công thức MXa trong đó M chiếm 140/3 % về khối lượng, X là phi kim ở chu kỳ 3, trong hạt
nhân của M có số proton ít hơn số nơtron là 4; trong hạt nhân của X có số proton bằng số nơtron. Tổng số proton trong
1 phân tử A là 58. Cấu hình electron ngoài cùng của M là.
A. 3s23p4. B. 3d64s2. C. 2s22p4. D. 3d104s1.
Câu 26: Nguyên tử của nguyên tố X có tổng số electron trong các phân lớp p là 7. Nguyên tử của nguyên tố Y có tổng
số hạt mang điện nhiều hơn tổng số hạt mang điện của X là 8. Cấu hình electron lớp ngoài cùng của Y là
A. 3s23p4. B. 3s23p5. C. 3s23p3. D. 2s22p4.
Câu 27: Hợp chất X có khối lượng phân tử là 76 và tạo bởi 2 nguyên tố A và B. A,B có số oxi hoá cao nhất là +a,+b và
có số oxihoá âm là -x,-y; thoả mNn điều kiện: a=x, b=3y. Biết rằng trong X thì A có số oxihóa là +a. Cấu hình electron
lớp ngoài cùng của B và công thức phân tử của X tương ứng là
A. 2s22p4 và NiO. B. CS2 và 3s23p4. C. 3s23p4 và SO3. D. 3s23p4 và CS2.
Câu 28: Hợp chất Z được tạo bởi hai nguyên tố M và R có công thức MaRb trong đó R chiếm 20/3 (%) về khối lượng.
Biết rằng tổng số hạt proton trong phân tử Z bằng 84. Công thức phân tử của Z là
A. Al
2O3. B. Cu2O. C. AsCl3. D. Fe3C.

Xem chi tiết tệp tin PDF:


Tải về tệp tin PDF:

TẢI VỀ MÁY
THI THỬ ONLINE
Nếu không tải được bằng link phía trên, quý thầy cô và các em Học sinh có thể tải về bằng các link dự phòng sau: Link Dropbox | Link Google Drive

Like Fanpage Exam24h để cập nhật Tài liệu và Đề thi mới nhất!

Chia Sẻ Lên Mạng Xã Hội

Bài Viết Liên Quan

BẢNG XẾP HẠNG

CHUYÊN MỤC

EQ

[4]

Exam24h © 2019
LIÊN HỆ

Exam24h Blog - Đề thi, tài liệu tất cả Lĩnh vực

CÁC SẢN PHẨM

Exam24h | Tạo Khóa học | Tạo Đề thi Online | Hỏi và Đáp | Tuyển Sinh

HỢP TÁC NỘI DUNG

Điện thoại: 0815 122 114

E-mail: [email protected]

TRỤ SỞ HOẠT ĐỘNG

Xem bản đồ

Tầng 9, tòa IDS, số 8 đường Phạm Hùng, Phường Mai Dịch, Quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội

ĐỘI NGŨ ADMIN

Trần Đức Hoài, Vũ Văn An, Nguyễn Thị Oanh, Trần Trung Dũng

LIÊN HỆ QUẢNG CÁO

Hotline:0815 122 114 ( Mr. Hoài) 0984.126.141 (Mr. An)

E-mail: [email protected]

Bản quyền © 2015-2023 bởi Exam24h