CHỦ ĐỀ MÀU TỐI
Sử dụng giao diện màu tối sẽ chuyển nền của trang web sang màu tối. Giúp bạn có trải nghiệm tốt hơn vào ban đêm. Giao diện này sẽ hạn chế ánh sáng màu xanh khiến bạn mỏi mắt. Chú ý: giao diện chỉ áp dụng trên trình duyệt này.
BẬT CHỦ ĐỀ MÀU TỐI
ĐỪNG QUÊN LIKE FANPAGE EXAM24H
×Exam24h - Đam mê không giới hạn
Tất cả Đề thi thử và Tài liệu ôn thi được đăng tải tại Fanpage. Like Fanpage để được cập nhật nhanh nhất. Có hàng nghìn học sinh đã like Fanpage của Exam24h. Like nào!
Câu 1: Cho các chất sau: CH2=CH-CH3, CH3CH2-CH=CH-CH2CH3, CH3-C(CH3)=CH-CH3,
CH2=CH-CH2-CH3. Số chất có đồng phân hình học là
A. 1. B. 3. C. 4. D. 2.
Câu 2: Ở trạng thái cơ bản, cấu hình electron của nguyên tử nguyên tố X là 1s22s22p63s23p1. Số hiệu
nguyên tử của nguyên tố X là
A. 14. B. 12. C. 13. D. 11.
Câu 3: Cho các chất sau: Fe, Cu, Ag, KCl, NaCl, H2SO4. Fe2(SO4)3 oxi hóa được bao nhiêu chất trong các
chất đã cho?
A. 3. B. 2. C. 5. D. 4.
Câu 4: Hỗn hợp X gồm axit HCOOH và axit CH3COOH (tỉ lệ mol 1:1). Cho 5,3 gam hỗn hợp X phản ứng
với 5,75 gam C2H5OH (có xúc tác H2SO4 đặc) thu được m gam hỗn hợp este (hiệu suất của các phản ứng
este hoá đều bằng 80%). Giá trị của m là
A. 10,12. B. 16,20. C. 8,10. D. 6,48.
Câu 5: Kim loại nào sau đây không tan trong dung dịch HCl dư?
A. Au. B. Fe. C. Al. D. Mg.
Câu 6: Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp X gồm (C2H4, C2H5OH) cần dùng vừa đủ V lít O2 (đktc), thu được 13,2
gam CO2. Giá trị của V là
A. 10,08. B. 6,72. C. 8,96. D. 4,48.
Câu 8: Hỗn hợp khí nào dưới đây tồn tại ở điều kiện thường?
A. HCl và NH3. B. O2 và NO. C. H2 và F2. D. Cl2 và O2.
Câu 9: Chất nào sau đây không làm mất màu dung dịch brom?
A. Metan. B. Eten. C. Propen. D. Etin.
Câu 10: CH3COOH có tên gọi là
A. axit axetic. B. anđehit axetic. C. axit phenic. D. ancol etylic.
Câu 11: Cho dãy các chất: glucozơ, xenlulozơ, saccarozơ, tinh bột, fructozơ. Số chất trong dãy tham gia
phản ứng tráng gương là
A. 3. B. 5. C. 4. D. 2.
Câu 12: Khi đun nóng hỗn hợp gồm CH3OH và C2H5OH (xúc tác H2SO4 đặc, ở 140oC) thì số ete thu được
tối đa là
A. 4. B. 2. C. 1. D. 3.
Câu 13: Cho 250 ml dung dịch X gồm Na2CO3 và NaHCO3 phản ứng với dung dịch H2SO4 dư, thu được
2,24 lít khí CO2 (đktc). Cho 500 ml dung dịch X phản ứng với dung dịch BaCl2 dư, thu được 15,76 gam
kết tủa. Nồng độ mol/l của NaHCO3 trong X là
A. 0,40M. B. 0,24M. C. 0,16M. D. 0,08M.
Câu 14: Thủy phân một lượng pentapeptit mạch hở X chỉ thu được 3,045 gam Ala-Gly-Gly; 3,48 gam
Gly-Val; 7,5 gam Gly; 2,34 gam Val; x mol Val-Ala và y mol Ala. Tỉ lệ x : y là
A. 11 : 16 hoặc 6 : 1. B. 2 : 5 hoặc 7 : 20. C. 2 : 5 hoặc 11 : 16. D. 6 : 1 hoặc 7 : 20.
Câu 15: Hòa tan hoàn toàn 0,52 gam hỗn hợp hai kim loại trong dung dịch H2SO4 loãng, thu được 0,336
lít khí (đktc) và dung dịch Y (chỉ chứa hai muối trung hòa). Khối lượng muối trong Y là
A. 2,40 gam. B. 2,00 gam. C. 3,90 gam. D. 1,96 gam.
Câu 16: Cho 13,7 gam Ba vào 1 lít dung dịch CuSO4 0,5M, sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu
được m gam kết tủa. Giá trị của m là
A. 9,8. B. 23,3. C. 6,4. D. 33,1.
Câu 17: Hòa tan hoàn toàn 7,2 gam hỗn hợp gồm hai muối sunfat của một kim loại kiềm và một kim loại
kiềm thổ vào nước, thu được dung dịch X. Cho dung dịch BaCl2 phản ứng vừa đủ với X, thu được 11,65
gam kết tủa và dung dịch Y chứa m gam muối. Giá trị của m là
A. 7,00. B. 6,50. C. 5,95. D. 8,20.
Câu 18: Hòa tan hoàn toàn 12,84 gam hỗn hợp gồm Fe, Al và Mg có số mol bằng nhau trong dung dịch
HNO3 loãng (dư), thu được dung dịch X chứa 75,36 gam muối và hỗn hợp khí Y gồm N2, N2O, NO, và
NO2. Trong Y, số mol N2 bằng số mol NO2. Biết tỉ khối của Y so với H2 bằng 18,5. Số mol HNO3 đã
tham gia phản ứng là
A. 1,215 mol. B. 1,275 mol. C. 1,080 mol. D. 1,140 mol.
Câu 19: Trong phòng thí nghiệm, hiđro clorua được điều chế bằng cách
A. cho dung dịch NaCl vào dung dịch H2SO4 loãng. B. sục khí H2S vào nước clo. C. cho H2SO4 đặc vào NaCl tinh thể, đun nóng. D. sục khí SO2 vào nước clo.
Câu 20: Hỗn hợp khí X gồm H2 và một anken có khả năng cộng HBr cho sản phẩm hữu cơ duy nhất. Tỉ
khối của X so với H2 bằng 9,1. Đun nóng X có xúc tác Ni, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được
hỗn hợp khí Y không làm mất màu nước brom và tỉ khối của Y so với H2 bằng 13. Công thức cấu tạo của
anken là
A. CH3-CH=CH-CH3. B. CH2=CH2. C. CH2=CH-CH2-CH3. D. CH2=C(CH3)2.
Câu 21: Aminoaxit là hợp chất hữu cơ trong phân tử
A. chứa đồng thời nhóm amino và nhóm cacboxyl. B. chỉ chứa nitơ hoặc cacbon. C. chỉ chứa nhóm cacboxyl. D. chỉ chứa nhóm amino.
Câu 22: Số chất ứng với công thức phân tử C7H8O (là dẫn xuất của benzen) đều tác dụng được với dung
dịch NaOH là
A. 3. B. 4. C. 2. D. 1.
Câu 23: Công thức phân tử của triolein là
A. (C17H31COO)3C3H5. B. (C17H33COO)3C3H5. C. (C15H31COO)3C3H5. D. (C17H35COO)3C3H5.
Câu 24: Cân bằng sau được thực hiện trong bình kín: A(k) + B(k) 2D(k); <0
Cân bằng chuyển dịch theo chiều thuận khi
A. giảm áp suất của hệ. B. cho thêm chất xúc tác vào hệ. C. giảm nhiệt độ của hệ. D. cho thêm chất D vào hệ.
Câu 25: Cho 0,1 mol hỗn hợp X gồm hai anđehit no, đơn chức, mạch hở, kế tiếp nhau trong dãy đồng
đẳng tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3, đun nóng, thu được 32,4 gam Ag. Hai anđehit
trong X là
A. HCHO và C2H5CHO. B. C2H3CHO và C3H5CHO. C. CH3CHO và C2H5CHO. D. HCHO và CH3CHO
Đề thi tương tự:
Nên xem đề thi này: Trường THPT Đa Phúc – Hà Nội ( Lần 2)
[191]
[105]
[2425]
[4]
[5]
[4]
[14]
[229]
Exam24h Blog - Đề thi, tài liệu tất cả Lĩnh vực
CÁC SẢN PHẨM
Exam24h | Tạo Khóa học | Tạo Đề thi Online | Hỏi và Đáp | Tuyển Sinh
HỢP TÁC NỘI DUNG
Điện thoại: 0815 122 114
E-mail: [email protected]
TRỤ SỞ HOẠT ĐỘNG
Xem bản đồ
Tầng 9, tòa IDS, số 8 đường Phạm Hùng, Phường Mai Dịch, Quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội
ĐỘI NGŨ ADMIN
Trần Đức Hoài, Vũ Văn An, Nguyễn Thị Oanh, Trần Trung Dũng
LIÊN HỆ QUẢNG CÁO
Hotline:0815 122 114 ( Mr. Hoài) 0984.126.141 (Mr. An)
E-mail: [email protected]
Bản quyền © 2015-2023 bởi Exam24h